Tổ chức và mục tiêu ban đầu Doanh_nghiệp_quốc_gia_chiếu_bóng_và_chụp_ảnh_Việt_Nam

Nhà hoạt động văn hoá nghệ sĩ Phạm Văn Khoa được giao trọng trách đứng đầu Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam. Trong ban phụ trách đầu tiên của Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam còn có Lê Viên, Nguyễn Hùng, Phan Nghiêm, Phan Trọng Quang, Mai Lộc, Vũ Phạm Từ, Trần Quốc Phi.

Thời gian này có người từng ở trong Ban phụ trách Phòng Ðiện-Nhiếp ảnh đã đi học trường Ðảng (Nguyễn Ngọc Trung).

15 tháng 3 năm 1953 trở thành ngày khai sinh chính thức Ðiện ảnh Cách mạng Việt Nam, đồng thới đó cũng là ngày ghi cột mốc đánh dấu sự ra đời của tổ chức phổ biến phim thuộc lực lượng điện ảnh cách mạng nước ta. Và khu đồi cọ ở Bản Bắc, xã Ðiềm Mạc, huyện Ðịnh Hoá từ đó được coi là cái nôi của điện ảnh cách mạng Việt Nam.

Cũng chính tại khu rừng cọ bản Bắc này, trước ngày doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam ra đời, vào cuối năm 1951 có một cuộc hội tụ của những người kháng chiến hoạt động về Ðiện ảnh ở chiến khu Việt Bắc và Nam Bộ Thành đồng tổ quốc, với sự có mặt của một số gương mặt tiêu biểu của điện ảnh kháng chiến Nam Bộ là Nguyễn Phụ Cấn, Võ Thành Tắc, Nguyễn Công Son (điện ảnh khu 8), Lê Minh Hiền, Nguyễn Thế Ðoàn (Ðiện ảnh khu 9). Nhà quay phim kiêm đạo diễn Mai Lộc.

Ngay sau đó được bổ sung vào Ban phụ trách của Phòng Ðiện - Nhiếp ảnh - Tổ chức tiền thân của Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam. Từ thời điểm ấy, năm 1951, trên thực tế phòng Ðiện - Nhiếp ảnh mặc nhiên đã trở thành cơ quan chăm lo chung cho mọi hoạt động Ðiện ảnh của nước ta.

Với sự ra đời của Doanh nghiệp quốc gia Chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam, từ đấy, ở nước ta có thêm một thành viên tích cực trong đội ngũ của những người xây dựng nền văn hoá mới của Việt Nam với ba tính chất của dân tộc, khoa học và đại chúng, chung sức chung lòng thực hiện lời chỉ dạy của Hồ Chủ tịch tại Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946): Văn hoá phải hướng dẫn quốc dân thực hiện Ðộc lập, Tự cường và Tự chủ; phải lấy hạnh phúc của đồng bào, lấy sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm đối tượng phản ánh; đồng thời phải tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của nền văn hoá xưa và nay